Gỗ Acrylic là một loại gỗ công nghiệp được phủ một lớp Acrylic với đặc trưng nhận biết chủ yếu là độ bóng gương. Loại gỗ được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất bởi độ bền cao, tính thẩm mỹ và đặc biệt là rất an toàn cho người sử dụng.
1: Ưu điểm
– Acrylic là loại vật liệu có tính dẻo cao và khá nhẹ nên rất dễ dàng trong khâu thi công. Bạn có thể cắt, uốn nhiều loại sản phẩm với các hình khối phức tạp khác nhau theo ý muốn từ loại vật liệu này.
– Độ bền của Acrylic cũng khiến người dùng sản phẩm cảm thấy rất hài lòng, không kém gì so với gỗ tự nhiên. Các đồ nội thất được thiết kế từ Acrylic thường có tuổi thọ cao khoảng 10 – 20 năm, đặc biệt đối với nội thất ở các chung cư thì tuổi thọ có của chúng còn có thể cao hơn.
– Acrylic còn được xếp vào nhóm vật liệu đều màu và có độ bền màu rất cao, khó bị bay màu.
– Màu sắc của Acrylic cũng rất phong phú, và đa dạng. Có đến hơn 50 màu sắc khác nhau, từ màu trơn, màu vân gỗ cho đến vân đá mang đến khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn tùy theo mục đích sử dụng của gia đình.
– Khả năng chịu nhiệt cao, lực tác động lớn, thậm chí loại vật liệu này còn có khả năng chống tia cực tím.
– Với bề mặt sáng bóng và nhẵn mịn nên các món đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp Acrylic rất dễ dàng để lau chùi, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức khi bạn dọn dẹp nhà cửa.
– Đồ nội thất được thiết kế từ gỗ công nghiệp Acrylic giúp giảm sự xâm nhập của mối mọt, chống ẩm mốc. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hiện tượng cong vênh, co ngót cũng được giảm đi rất nhiều.
– Thành phần chính của Acrylic được làm chủ yếu từ nhựa nguyên sinh giúp đảm bảo an toàn cho người dùng sản phẩm.
2: Gỗ Acrylic được tạo ra như thế nào?
Một quy trình sản xuất gỗ công nghiệp Acrylic thông thường sẽ trải qua các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn code gỗ
– Phần code gỗ có tác động trực tiếp đến việc tạo ra được một tấm gỗ công nghiệp Acrylic chất lượng.
– Code gỗ phải đáp ứng được yêu cầu có bề mặt phẳng, mịn đều, độ dày ít nhất phải là 3mm, thêm vào đó là không bị cong vênh,…
– Các loại code gỗ thường được dùng phổ biến hiện nay là gỗ công nghiệp MDF, HDF, MFC, gỗ nhựa,…
Bước 2: Vệ sinh bề mặt tấm Acrylic và bề mặt code gỗ
– Ở bước này, nhà sản xuất sử dụng một số loại hóa chất chuyên dụng để là sạch code gỗ và phôi Acrylic. Chỉ cần 1 hạt bụi nhỏ bám trên bề mặt tấm Acrylic hay bề mặt code gỗ cũng sẽ trở thành một lỗi lớn sau khi sản phẩm ép xong.
– Để đảm bảo tính thẩm mỹ và không xảy ra lỗi của sản phẩm, quá trình làm vệ sinh bề mặt rất được chú trọng.
Bước 3: Phủ keo
– Đây là một công đoạn cực kì quan trọng, để đảm bảo rằng keo sẽ được phủ đều khắp bề mặt nên toàn bộ công đoạn này được máy móc thực hiện tự động.
– Một số loại keo kém bền với Acrylic không nên sử dụng là các loại keo như keo dog, keo dạng phun,…
Bước 4: Ép phủ tấm Acrylic
– Công đoạn này cũng được máy móc thực hiện tự động theo thứ tự lần lượt là: phủ keo – gia nhiệt – ép phủ Acrylic.
– Lực ép tác động trong quá trình ép đóng vai trò rất quan trọng. Lực ép phải đạt ở mức đủ lớn để ép được hết không khí ra nhưng lại không được quá lớn để làm biến dạng hoặc vỡ tấm Acrylic.
3: Ứng dụng của Gỗ Acrylic
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà các vật liệu khác không có như tính sáng bóng, màu sắc và hoa văn đa dạng, phong phú, nhẹ và có tuổi thọ lớn,… Do đó, Acrylic ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong cuộc sống ở trên mọi lĩnh vực. Trong đó, có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến của Acrylic được kể đến như:
– Acrylic được dùng nhiều trong việc sản xuất các ấn phẩm, làm móc khóa, đồ lưu niệm hay quà tặng, thậm chí là cả tranh,…
– Trong kinh doanh, bạn sẽ bắt gặp Acrylic được dùng làm các vách ngăn, hộp đựng, kể tủ để đồ,…
– Sử dụng làm biển hiệu công ty, biển quảng cáo….
– Trong thiết kế nội thất, Acrylic thường được lựa chọn sử dụng làm lớp phủ cho gỗ công nghiệp để sản xuất những đồ phải để ở những nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc nhiều với nước hoặc là ánh sáng mặt trời.
– Ngày nay, tủ quần áo, vách ngăn văn phòng, kệ tivi,… thường lựa chọn tấm Acrylic làm vật liệu rất nhiều.