Hướng dẫn chọn loại mối ghép và bề mặt cần kết dính hiệu quả

Để kết dính các bề mặt vật liệu, các mối nối có rất nhiều cách khác nhau. Từ các cách truyền thống như hàn, dùng bu lông đến cách sử dụng các loại chất kết dính hiện đại. Để chọn loại mối ghép và bề mặt cần kết dính hiệu quả, VCC mời bạn tham khảo hướng dẫn trong bài viết dưới đây.

Các cách kết dính mối nối

Để chọn loại mối ghép và bề mặt cần kết dính đem lại tác dụng rõ rệt, bạn trước hết tham khảo một số cách kết dính, trám trét mối nối như:

Cách kết dính mối nối truyền thống

Hàn xì là cách truyền thống để lắp ráp, nối các loại vật liệu khác nhau. Phương pháp này dùng nhiệt lớn để nung chảy cách bề mặt vật liệu kim loại và sử dụng que hàn để tạo thành mối hàn.

Việc hàn xì đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn tốt và không hàn được cho các bề mặt vật liệu như nhôm và thép.

Cách nối vật liệu truyền thống thứ hai là sử dụng bu lông hoặc vít. Khi sử dụng cách này bạn có thể tháo rời hoặc thay thế mối nối được. Tuy nhiên cần khoan lỗ trên bề mặt và vít thì không chịu được lực quá lớn, dễ bị ăn mòn.

Sử dụng chất kết dính

Sử dụng các chất kết dính sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. 2 cách kết dính điển hình là sử dụng băng keo và keo silicone. Trong đó:

  • Băng keo mang lại khả năng dính chặt ngay lập tức và việc lắp ráp được tiến hành dễ dàng.
  • Keo có khả năng lấp đầy khoảng trống và đem lại tác dụng kết dính mạnh mẽ. Keo silicone có khả năng chống chịu thời tiết tốt.

Cả 2 cách làm này đều không cần phải khoan hay đục lỗ. Keo và băng keo đều có trọng lượng nhẹ và làm việc được trên hầu hết các bề mặt vật liệu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kết dính

Mỗi loại bề mặt vật liệu khác nhau sẽ có các chỉ số về năng lượng bề mặt cũng như yêu cầu về độ sạch khác nhau để đem lại hiệu quả kết dính tốt nhất.

  • Về năng lượng bề mặt: Năng lượng bề mặt cao sẽ khiến chất lỏng lan chảy đem lại tác dụng kết dính tốt. Còn ngược lại, năng lượng bề mặt thấp sẽ khiến chất lỏng bị kết hoạt, không kết dính.
  • Về độ sạch: Một số chất kết dính yêu cầu bề mặt có độ sạch cao.

Bên cạnh đó, chính các chất kết dính cũng yêu cầu có cường độ kết dính cao để có tác dụng kết dính tốt. 

Các loại bề mặt vật liệu cần kết dính

Mỗi loại vật liệu sẽ cần chọn loại mối ghép và bề mặt cần kết dính riêng biệt:

  • Kim loại: Sắt, thép, nhôm,… là các loại vật liệu phổ biến nhất trong xây dựng. Những kim loại này thường có năng lượng bề mặt cao nên thích hợp với việc sử dụng các loại keo kết dính.
  • Nhựa tổng hợp: Các loại nhựa cứng, có khả năng chịu nhiệt như ABS, urethane foam,… có thể chịu được nhiệt độ cao và dễ kết dính nên có thể chọn cách kết dính dễ dàng.
  • Vật liệu khác: Bê tông, gỗ, thủy tinh, gốm, kính,… có năng lượng bề mặt trung bình và khá dễ liên kết. Khi kết dính, cần chuẩn bị về bề mặt và độ sạch khác nhau với từng loại vật liệu.

Các loại mối ghép

Để kết dính tốt, bạn cần xác định loại mối ghép sẽ thực hiện để chọn loại chất kết dính phù hợp:

  • Dán khung kim loại, thanh tăng cứng
  • Dán các mối nối nhỏ
  • Dán bề mặt vật liệu lớn
  • Dán kín để chịu lực
  • Dán các miếng đệm
  • Cắt, dán phần đính kèm

Xem xét các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm cần kết dính

Để tìm được cách kết dính tối ưu nhất, bạn cần xem xét xem sản phẩm của mình có những yếu tố kỹ thuật gì đặc biệt cần lưu ý:

  • Sản phẩm cần kết dính là một sản phẩm hoàn chỉnh hay chỉ là một bộ phận nhỏ?
  • Mối nối cần kết dính có phải chịu tác động của điều kiện môi trường như mưa, độ ẩm, tia UV, tia cực tím, va đập,…?
  • Có các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt gì cho các mối nối không?
  • Các yêu cầu về an toàn, môi trường và sức khỏe là gì?

Để chọn loại mối ghép và bề mặt cần kết dính hiệu quả, bạn cần lưu ý và hiểu thật rõ về bề mặt cần kết dính cũng như loại keo mà bạn cân nhắc sử dụng. Nếu bạn còn thắc mắc hay chưa rõ ràng về cách chọn, vui lòng liên hệ với VCC qua số hotline 0963.34.88.84 – 0982.26.63.99 để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *