Các thông số của kính cường lực

Kính cường lực đạt chuẩn sẽ phát huy hết những khả năng cũng như ưu điểm là dòng kính với khả năng chịu lực, chịu nhiệt và tính an toàn so với các loại kính thông thường khác cho công trình. Kính cường lực là tấm kính được gia nhiệt đến ngưỡng khoảng 700oC và cho làm lạnh nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chống va đập. Dưới đây là đặc điểm cùng thông số kỹ thuật của tấm kính cường lực đạt chuẩn.

 

Đặc điểm của kính cường lực đạt chuẩn

– Kính cường lực vẫn giữ được nguyên vẹn tất cả các đặc điểm về truyền sáng, truyền nhiệt của kính nổi thông thường.

– Khả năng chịu lực cao hơn gấp 4 – 5 lần kính nổi thông thường cùng độ dày.

– Khi vỡ sẽ tạo thành vô số hạt kính nhỏ với kích thước khoảng 0.5-1 cm2 ( ≥ 40 hạt vỡ /25 cm2 diện tích), giảm khả năng sát thương tối đa cho người sử dụng.

– Khả năng chịu sốc nhiệt tốt có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ đến 1500 độ C mà không bị vỡ. Trong khi kính nổi thông thường sẽ bị vỡ khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không quá 500 độ C.

 

Các thông số đạt chuẩn của kính cường lực
Về tiêu chuẩn kỹ thuật

Độ dày tiêu chuẩn 4 mm – 19 mm.

Kính cường lực thành phẩm không thể cắt, khoan, mài, các công tác khoan lỗ, khắc hay xử lý cạnh phải được thực hiện trước khi tôi.

Có thể sản xuất kính tôi với hầu hết các hình dạng, màu sắc, tính chất khác nhau theo ý muốn.

Cần xác định kích thước chính xác trước khi đặt hàng.

Đường kính của lỗ khoan trên kính cường lực không được nhỏ hơn chiều dày của kính. Nếu nhỏ hơn cần phải tham khảo ý kiến của nhà sản xuất.

Nếu tổng diện tích lỗ khoan vượt quá 1/6 diện tích bề mặt, hoặc nếu có từ 5 lỗ khoan trở lên trên mặt một tấm kính , cần tham khảo ý kiến của nhà sản xuất.

Về mặt chất lượng
Các hệ thống tiêu chuẩn của kính cường lực là:
TCVN 7455: Việt Nam
ANSI Z97.1 của Mỹ.
BS 6206 của Anh.
AS/NZS 2208 của Úc-Newzealand
ECE R43 của Châu Âu
Theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN 7455 của Việt Nam thì kính cường lực thành phẩm phải được kiểm định theo 7 thông số kỹ thuật đó là:

  • Kiểm định ứng suất bề mặt (liên quan đến tỷ lệ và kích thước hạt kính vỡ).
  • Kiểm định va đập con lắc.
  • Kiểm định va đập bị rơi.
  • Kiểm định dung sai kích thước.
  • Kiểm định dung sai độ dày.
  • Kiểm định độ phẳng.
  • Kiểm định khuyết tật ngoại quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *