KIM LOẠI CƠ BẢN ĐANG CHỊU SỨC ÉP TỪ YẾU TỐ VĨ MÔ

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong phiên giao dịch vừa qua các mặt hàng kim loại đồng loạt giảm giá; trong đó, giá đồng chịu tác động tiêu cực nhiều nhất bởi các yếu tố vĩ mô.
 
Được biết, sau biên bản cuộc họp cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lo ngại rủi ro hạ lãi suất quá sớm, cùng với những phát biểu thận trọng của các quan chức, kỳ vọng hạ lãi suất tiếp tục bị đẩy lùi. Theo CME FedWatch, phần lớn kỳ vọng của thị trường hiện tập trung vào khả năng hạ lãi suất từ tháng 6, với xác suất khoảng 70%.
 
Việc Fed có thể duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn so với kỳ vọng trước đây có thể hạn chế đà tăng của giá kim loại.
 
Riêng đối với đồng, được ví là thước đo sức khỏe nền kinh tế, việc Trung Quốc thận trọng trong chính sách tài khóa sẽ khiến giá đồng tiếp tục chịu áp lực, đặc biệt là sau khi tâm lý lạc quan trên thị trường dần mất đà kể từ sau động thái hạ lãi suất của Nhân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
 
Trước đó, giá đồng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tâm lý của thị trường trước lo ngại cho rằng Mỹ sẽ áp đặt lệnh cấm đối với một số mặt hàng kim loại cơ bản từ Nga.
 
Tuy nhu cầu đồng của Mỹ không bị phụ thuộc vào Nga, và thị trường chủ yếu của Nga là Trung Quốc (với trên 50% thị phần), nên tác động của lệnh cấm cũng ở mức hạn chế.
 

Về dài hạn, cân đối cung cầu sẽ vẫn chi phối xu hướng giá đồng. Ngân hàng Goldman cho biết dự kiến nguồn cung đồng sẽ tăng 3% vào năm 2024, so với ước tính trước đó là tăng trưởng 5%. Ngân hàng này hiện dự báo thị trường đồng tinh chế sẽ thâm hụt 534.000 tấn trong năm tới (so với thâm hụt 155.000 tấn trước đó), điều này thể hiện sự thắt chặt đáng kể từ một thị trường gần cân bằng sang một thị trường hiện đang thâm hụt rõ ràng. Nên so với năm 2023, trong năm nay xu hướng giá có thể phục hồi tốt hơn.

Nguồn: Thúy Vy/tapchixaydung.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 24/7

1
Bạn cần hỗ trợ?
btn-dangkyhocthu